Thông thường mọi người đều biết suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với con người, tuy nhiên chúng ta sẽ không hiểu rõ về cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có ý thức tìm hiểu cũng như có biện pháp để có thể phòng ngừa căn bệnh này. Để có thể giúp mọi người biểu thêm về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như những cơ chế gây nên căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm điều đó.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Theo kiến thức chuyên môn, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, khiến cho việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả. Qua đó, bệnh gây ra các triệu chứng như đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm, chân nổi mạch máu hình mạng lưới…

Khi mới mắc bệnh hoặc bệnh mức độ nhẹ, suy giãn tĩnh mạch sẽ gây cản trở sinh hoạt và đi lại. Tuy nhiên nếu về lâu dài không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề.

Cơ chế gây ra suy giãn tĩnh mạch gây bất lợi trong sinh hoạt

Do đó có thể gây nên chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông. Đặc biệt, hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn các mạch máu, nặng nhất là gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn tới tử vong trong vài phút.

Ngay khi phát hiện có những triệu chứng trên, các bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch hoặc lồng ngực mạch máu để được tầm soát suy giãn tĩnh mạch và tư vấn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải kiên trì điều trị xuyên suốt trên 6 tháng bao gồm uống thuốc suy giãn tĩnh mạch, mang vớ y khoa đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, vận động.

Tìm hiểu về cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch được hiểu như sau:

Trong lòng tĩnh mạch chi dưới, ở phía dưới nếp bẹn có các van tĩnh mạch. Van được cấu tạo bởi 2 lá van nằm trong lòng tĩnh mạch. Hai lá van này có một đầu dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại nằm tự do trong lòng tĩnh mạch.

Khi bàn chân cử động, cơ co bóp và bơm máu từ chân lên trên. Lúc đó các lá van sẽ mở ra, cho phép dòng máu “bẩn” trở về tim. Khi chân đứng yên, do tác động của trọng lực, dòng máu có khuynh hướng đi ngược từ trên xuống, nhưng vì các van đã đóng lại nên ngăn cản dòng máu chảy ngược xuống dưới.

Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều trong tĩnh mạch như ảnh mô tả dưới đây Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hỏng, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu “bẩn” sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị giãn, sẽ làm cho tình trạng hở van ngày càng nặng thêm nên dòng chảy ngược sẽ nhiều hơn.

Hậu quả của cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch là gây nên tình trạng những tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo dưới da hoặc viêm ở các mô xung quanh. Biểu hiện thành triệu chứng phù mắt cá chân, viêm da và lở loét ở cẳng chân, chủ yếu là ở vùng gần mắt cá chân.

Cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch thường sẽ rất dễ để nhận ra thông quan những biểu hiện xảy ra hằng ngày trong cuộc sống con người. Nếu phát hiện những biểu hiện này xảy ra hãy nhanh chóng đến khám và tham khảo tại các trung tâm y tế.

Những biến chứng do cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch gây nên

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: Cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Những triệu chứng này ban đầu chúng ta có thể xem nó như những triệu chứng đơn giản và tưởng rằng nó vô hại.

Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch làm sinh hoạt của con người trở nên khó khăn hơn

Tuy nhiên nếu như nó kéo dài và kéo theo những triệu chứng khác thì sẽ có thể gây ra những bất lợi rất nhiều cho cuộc sống của con người. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. Đến giai đoạn này, người bệnh nên áp dụng các phương pháp trị liệu phù hợp và dứt điểm nếu không muốn kéo dài và mãn tính. Bạn nên hiểu rõ rằng, đối với các bệnh tật nếu có thể phát hiện và trị liệu từ sớm luôn là tốt nhất.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Thế nên ngay khi bạn gặp các biến chứng này xảy ra, bạn nên nhanh chóng đến khám ngay tại các cơ quan y tế để có thể có biện pháp điều trị ngay lập tức nếu không muốn những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra.

Với những thông tin trên đây mà chúng tôi mang đến cho người đọc, hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin có ích cho mọi người, giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra cho con người. Đồng thời, mỗi một chúng ta phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, bao giờ phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh. Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch không phải là một bệnh quá khó chữa trị nếu như chúng ta có thể phát hiện nó ngay từ đầu. Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân và giữ cho mình một cơ thể thật khỏe mạnh để có thể vui chơi và làm việc nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1900 63 69 13
Array ( [SERVER_SOFTWARE] => Apache/2.4.59 [REQUEST_URI] => /tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [TZ] => Asia/Ho_Chi_Minh [REDIRECT_REDIRECT_UNIQUE_ID] => ZiPL_k_zXOFVL3APzo95qAAAAAA [REDIRECT_REDIRECT_SCRIPT_URL] => /tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [REDIRECT_REDIRECT_SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [REDIRECT_REDIRECT_HTTPS] => on [REDIRECT_REDIRECT_SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [REDIRECT_REDIRECT_STATUS] => 200 [REDIRECT_UNIQUE_ID] => ZiPL_k_zXOFVL3APzo95qAAAAAA [REDIRECT_SCRIPT_URL] => /tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [REDIRECT_SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [REDIRECT_HTTPS] => on [REDIRECT_SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [REDIRECT_HANDLER] => application/x-httpd-ea-php73 [REDIRECT_STATUS] => 200 [UNIQUE_ID] => ZiPL_k_zXOFVL3APzo95qAAAAAA [SCRIPT_URL] => /tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/tim-hieu-nhung-co-che-gay-benh-suy-gian-tinh-mach/ [HTTPS] => on [SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [HTTP_ACCEPT] => */* [HTTP_USER_AGENT] => Mozilla/5.0 AppleWebKit/537.36 (KHTML, like Gecko; compatible; ClaudeBot/1.0; +claudebot@anthropic.com) [HTTP_HOST] => nanorutin.vn [HTTP_X_HTTPS] => 1 [PATH] => /usr/local/jdk/bin:/usr/kerberos/sbin:/usr/kerberos/bin:/usr/local/sbin:/usr/local/bin:/sbin:/bin:/usr/sbin:/usr/bin:/usr/X11R6/bin:/usr/local/bin:/usr/X11R6/bin:/root/bin:/opt/bin [SERVER_SIGNATURE] => [SERVER_NAME] => nanorutin.vn [SERVER_ADDR] => 150.95.109.193 [SERVER_PORT] => 443 [REMOTE_ADDR] => 18.116.62.45 [DOCUMENT_ROOT] => /home/oic/public_html [REQUEST_SCHEME] => https [CONTEXT_PREFIX] => /cgi-sys [CONTEXT_DOCUMENT_ROOT] => /usr/local/cpanel/cgi-sys/ [SERVER_ADMIN] => webmaster@oic.com.vn [SCRIPT_FILENAME] => /home/oic/public_html/index.php [REMOTE_PORT] => 22913 [REDIRECT_URL] => /index.php [GATEWAY_INTERFACE] => CGI/1.1 [SERVER_PROTOCOL] => HTTP/1.1 [REQUEST_METHOD] => GET [QUERY_STRING] => [SCRIPT_NAME] => /index.php [ORIG_SCRIPT_FILENAME] => /usr/local/cpanel/cgi-sys/ea-php73 [ORIG_PATH_INFO] => /index.php [ORIG_PATH_TRANSLATED] => /home/oic/public_html/index.php [ORIG_SCRIPT_NAME] => /cgi-sys/ea-php73 [PHP_SELF] => /index.php [REQUEST_TIME_FLOAT] => 1713622014.0824 [REQUEST_TIME] => 1713622014 [argv] => Array ( ) [argc] => 0 )