Viêm tắc tĩnh mạch là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm trong các bức tường của các tĩnh mạch ở hiện diện huyết khối. Tùy vào những mức độ khác nhau mà các viêm nhiễm có thể tham gia các mô mạch máu xung quanh. Chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới sẽ giúp bạn phòng ngừa được căn bệnh này.

Trên thực tế, căn bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh gây khó chịu, đau đớn và cản trở sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh tình kéo dài suốt một thời gian, bệnh sẽ phát triển và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chết người.

Viêm tắc tĩnh mạch là một bệnh tắc nghẽn một hay nhiều đoạn tĩnh mạch nông (gần bề mặt của da) do cục máu đông cấu tạo bởi Fibrin và huyết cầu có màu đỏ hoặc nâu sẫm, có liên quan đến viêm tĩnh mạch

Chẩn đoán bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, máu tăng trương lực cơ… xuất hiện tại chân là những dấu hiệu lâm sàng và cơ bản nhất của căn bệnh này. Tuy vậy, vì triệu chứng có thể mắt thường sẽ không thấy rõ ràng được nên cần đặc biệt chú ý đến những hoàn cảnh thuận lợi nhằm làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch chi dưới.

Các bạn cần phân biệt viêm tắc tĩnh mạch chi dưới với một số nguyên nhân khác cũng làm chân sưng to, đau như:

– Máu tụ trong cơ: xuất hiện phổ biến sau khi bị chấn thương.

– Sau khoeo chân bị vỡ kén hoạt dịch: người bệnh có tuổi hoặc bị thoái hóa khớp sẽ thấy dấu hiệu này thường xuyên hơn.

Hiện nay, việc chẩn đoán chính xác cục máu đông trong lòng tĩnh mạch khá đơn giản. Các bác sĩ sẽ sử dụng một máy siêu âm là có thể dễ dàng phát hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch tại chi dưới, làm tĩnh mạch ấn, không xẹp. Chẩn đoán sâu hơn ví dụ như tìm hiểu về nguyên nhân bẩm sinh là do rối loạn máu đông, hay do nguyên nhân khác như ung thư, bệnh mãn tính, chẩn đoán biến chứng thuyên tắc phổi… thường phải đòi hỏi được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa về tim mạch, có sẵn các thăm dò cận lâm sàng cần thiết để phục vụ công tác chẩn đoán.

Điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Ngăn ngừa sự lây lan lên phía trên của cục máu đông là một trong những mục tiêu hàng đầu của việc điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch. Mục tiêu lâu dài là tránh nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch chi dưới, ngăn chặn biến cố thuyên tắc mạch phổi và giảm tối đa nguy cơ bệnh lý suy tĩnh mạch sâu hậu huyết khối.

Vì vậy, những biện pháp sau đây sẽ được sử dụng để điều trị, bao gồm:

Thuốc chống đông

Thuốc chống đông có 2 loại:

Thuốc chống đông đường truyền tĩnh mạch hay tiêm dưới da là heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp và thuốc chống đông

Heparin trọng lượng phân tử thấp thường được sử dụng phổ biến hơn tại bệnh viện hoặc tại nhà với một số người bệnh. Thông thường, thuốc được tiêm dưới da bụng trong vòng từ 5 – 7 ngày, do nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân đã được huấn luyện và thực hiện.

Thuốc chống đông theo đường uống gọi là kháng vitamin K và dùng lâu dài.

Băng thun áp lực hay tất áp lực y tế

Băng chun hay tất đều có tính đàn hồi cao góp phần làm ly giải cục máu đông

Khi sử dụng 2 loại này, băng chun hay tất đều có tính đàn hồi cao, áp lực từ 20 – 30 mmHg, giúp duy trì một áp lực thường xuyên lên tĩnh mạch chi dưới. Một mặt góp phần làm ly giải cục máu đông, giảm nguy cơ di chuyển của cục máu đông, mặt khác ngăn ngừa biến chứng suy tĩnh mạch mãn tính.

Chế độ vận động và dinh dưỡng

Khi mới điều trị, hầu hết các bệnh nhân mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới đều được yêu cầu là nằm tại giường. Những chỉ sau 24 – 48 giờ và được đeo tất hay bằng áp lực thì bệnh nhân được khuyến cáo nên dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân được khuyên tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây táo bón. Quan trọng nhất trong chế độ này là người bệnh phải có một chế độ ăn phù hợp với chế độ điều trị thuốc chống đông, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc.

Khi đang điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới kết hợp với việc sử dụng thuốc chống đông, người bệnh nên tránh các hoạt động thể lực mạnh, có nguy cơ gây chảy máu. Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, aspirin hay thuốc đông y do có thể sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thời gian điều trị

Nếu như không có biến chứng thuyên tắc phổi, thông thường người bệnh sẽ phải nằm viện trung bình từ 7 -10 ngày trong thời gian điều trị thuốc chống đông đường viêm. Sau đó, khi chuyển sang thuốc chống đông đường uống, bệnh nhân sẽ được điều trị và theo dõi ngoại trú.

Để đánh giá hiệu quả của việc điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K đường uống, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số INR (yêu cầu từ 2 – 3). Thông thường, INR sẽ được xét nghiệm mỗi tháng 1 lần. Trong trường hợp IRN dưới 2 thì chứng tỏ thuốc chống đông mà bạn đang sử dụng không có hiệu quả, INR trên 3 thì khi đó bạn đang sử dụng quá liều của thuốc, nguy cơ gây biến chứng chảy máu cao.

Do thời gian điều trị của thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân vì vậy nếu bệnh viêm tắc tĩnh mạch có yếu tố để khẳng định nguy cơ đó là rõ ràng và tạm thời thì việc điều trị sẽ tối thiểu là 3 tháng. Thậm chí, nếu không rõ nguyên nhân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát hoặc do nguyên nhân rối loạn đông máu thì thời gian điều trị có thể lên đến 12 năm hoặc rủi ro hơn sẽ là đến suốt đời. Thời gian đeo tất hay bằng áp lực được khuyến cáo tối thiểu là 2 năm, càng kéo dài càng tốt để tránh nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1900 63 69 13
Array ( [SERVER_SOFTWARE] => Apache/2.4.59 [REQUEST_URI] => /chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [TZ] => Asia/Ho_Chi_Minh [REDIRECT_REDIRECT_UNIQUE_ID] => ZsTDr0FXnbhd0CIH_UX-KAAAAA4 [REDIRECT_REDIRECT_SCRIPT_URL] => /chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [REDIRECT_REDIRECT_SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [REDIRECT_REDIRECT_HTTPS] => on [REDIRECT_REDIRECT_SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [REDIRECT_REDIRECT_STATUS] => 200 [REDIRECT_UNIQUE_ID] => ZsTDr0FXnbhd0CIH_UX-KAAAAA4 [REDIRECT_SCRIPT_URL] => /chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [REDIRECT_SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [REDIRECT_HTTPS] => on [REDIRECT_SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [REDIRECT_HANDLER] => application/x-httpd-ea-php73 [REDIRECT_STATUS] => 200 [UNIQUE_ID] => ZsTDr0FXnbhd0CIH_UX-KAAAAA4 [SCRIPT_URL] => /chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [SCRIPT_URI] => https://nanorutin.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi/ [HTTPS] => on [SSL_TLS_SNI] => nanorutin.vn [HTTP_HOST] => nanorutin.vn [HTTP_USER_AGENT] => Mozilla/5.0 (compatible; coccocbot-web/1.0; +http://help.coccoc.com/searchengine) [HTTP_ACCEPT] => */* [HTTP_ACCEPT_ENCODING] => gzip, deflate [HTTP_ACCEPT_LANGUAGE] => vi-VN,en-us;q=0.7,en;q=0.3 [HTTP_ACCEPT_CHARSET] => ISO-8859-1,utf-8;q=0.7,*;q=0.7 [HTTP_CONNECTION] => close [HTTP_X_HTTPS] => 1 [PATH] => /usr/local/jdk/bin:/usr/kerberos/sbin:/usr/kerberos/bin:/usr/local/sbin:/usr/local/bin:/sbin:/bin:/usr/sbin:/usr/bin:/usr/X11R6/bin:/usr/local/bin:/usr/X11R6/bin:/root/bin:/opt/bin [SERVER_SIGNATURE] => [SERVER_NAME] => nanorutin.vn [SERVER_ADDR] => 150.95.109.193 [SERVER_PORT] => 443 [REMOTE_ADDR] => 103.131.71.197 [DOCUMENT_ROOT] => /home/oic/public_html [REQUEST_SCHEME] => https [CONTEXT_PREFIX] => /cgi-sys [CONTEXT_DOCUMENT_ROOT] => /usr/local/cpanel/cgi-sys/ [SERVER_ADMIN] => webmaster@oic.com.vn [SCRIPT_FILENAME] => /home/oic/public_html/index.php [REMOTE_PORT] => 20829 [REDIRECT_URL] => /index.php [GATEWAY_INTERFACE] => CGI/1.1 [SERVER_PROTOCOL] => HTTP/1.1 [REQUEST_METHOD] => GET [QUERY_STRING] => [SCRIPT_NAME] => /index.php [ORIG_SCRIPT_FILENAME] => /usr/local/cpanel/cgi-sys/ea-php73 [ORIG_PATH_INFO] => /index.php [ORIG_PATH_TRANSLATED] => /home/oic/public_html/index.php [ORIG_SCRIPT_NAME] => /cgi-sys/ea-php73 [PHP_SELF] => /index.php [REQUEST_TIME_FLOAT] => 1724171183.8008 [REQUEST_TIME] => 1724171183 [argv] => Array ( ) [argc] => 0 )