Cơ thể con người là một tổ hợp gồm hàng trăm hàng nghìn các tĩnh mạch khác nhau, mỗi tĩnh mạch có một vai trò chức năng khác nhau vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên tĩnh mạch con người cũng rất dễ gặp những tổn thương và một trong số những bệnh lý tĩnh mạch thường thấy ở rất nhiều người chính là sưng tấy tĩnh mạch.
Sưng tấy tĩnh mạch là gì
Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến bệnh lý mạch máu ngoại biên, những mạch máu này không có chức năng nuôi dưỡng não, tim hay động mạch chủ nên chúng được hiểu là nhóm bệnh về động mạch, tĩnh mạch và bạch mạch có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân. Sưng tấy tĩnh mạch cũng là một bệnh lý thường gặp trong nhóm các bệnh mạch máu ngoại biên.
Như chúng ta đã biết thì động mạch là những mạch máu dẫn máu từ tim đi đến các cơ quan trong cơ thể, chúng có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thì tĩnh mạch là con đường hồi lưu máu từ các cơ quan trở về tim. Sưng tấy tĩnh mạch được biết đến khi những mạch máu này bị tổn thương, biến dạng cấu trúc, sưng đau hay viêm nhiễm.
Tùy vào tình trạng tĩnh mạch bị tổn thương, bệnh sưng tấy tĩnh mạch chia làm hai nhóm sưng tấy tĩnh mạch sâu và sưng tấy tĩnh mạch nông.
Tĩnh mạch nông là loại tĩnh mạch có kích thước nhỏ, nằm nông dưới da và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tình trạng sưng tấy tĩnh mạch thường có nguyên nhân là do yếu tố bên ngoài gây tác động vào, như đặt ống thông tĩnh mạch để truyền dịch hay truyền thuốc, các loại dịch ưu trương.
Sưng tấy tĩnh mạch nông có thể tự thuyên giảm khi ngừng tác động mà không cần điều trị . Tĩnh mạch sâu có kích thước lớn hơn và nằm sâu bên trong khối cơ chân, tay và có van nhằm giữ cho máu chảy một chiều trở về tim. Sưng tấy tĩnh mạch sâu thường xảy ra do có sự xuất hiện của cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và tình trạng này được gọi là viêm tắc tĩnh mạch. Khi xảy ra tình trạng này những cục máu đông có nguy cơ di chuyển về phổi, gây hậu quả khó lường nếu không can thiệp kịp thời. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải nhận biết các yếu tố nguy cơ, triệu chứng của bệnh để phát hiện sớm, điều trị sớm.
Những nguyên nhân dẫn đến sưng tấy tĩnh mạch
Sưng tấy tĩnh mạch phần lớn là do những tác động từ bên ngoài, chấn thương hoặc khi niêm mạc mạch máu bị kích thích nhiều .Trong trường hợp sưng tấy tĩnh mạch nông, nguyên nhân có thể do thủ thuật đặt ống thông tĩnh mạch, vị trí luồn kim bị nhiễm trùng, thuốc tiêm có tính kích ứng cao, truyền dịch có nồng độ cao vào tĩnh mạch…
Trong trường hợp sưng tấy tĩnh mạch sâu, nguyên nhân còn có thể là hệ quả của các bệnh lý khác như chấn thương tĩnh mạch sâu do phẫu thuật, gãy xương. Nếu tình trạng thiếu vận động kéo dài, nghỉ dưỡng quá lâu trên giường sau phẫu thuật hoặc ngồi sau chuyến bay dài, tư thế đứng lâu liên tục nhiều giờ khiến hệ thống tĩnh mạch bị giãn ra, lưu lượng máu trì trệ cũng là nguyên nhân hình thành huyết khối gây viêm tắc tĩnh mạch.
Ngoài ra, ở một số người, máu cũng có khả năng dễ đông máu hơn bình thường do một số bệnh lý di truyền, mất sự cân bằng giữa các yếu tố trong hệ thống đông cầm máu hay có thể là do các loại bệnh lý ung thư, rối loạn mô liên kết, bệnh tự miễn, dùng thuốc tránh thai hay các liệu pháp hormone, mang thai, thừa cân hoặc béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu…
Sưng tấy tĩnh mạch nông thường không dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu ngăn chặn kịp thời các yếu tố gây kích thích. Nếu để chậm trễ, sưng tấy tĩnh mạch nông vô trùng sẽ dẫn đến viêm nhiễm trùng và khi tình trạng nhiễm trùng lan ra xung quanh sẽ làm hình thành vết thương trên da hoặc thậm chí ăn vào máu gây nhiễm trùng máu.
Đối với sưng tấy tĩnh mạch sâu, ngoài những tổn thương do viêm nhiễm tại chỗ, biến chứng đáng sợ nhất là khi cục máu đông theo mạch máu di chuyển lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi. Máu đến phổi không được sẽ dẫn đến nhồi máu phổi. Nếu thể tích vùng phổi bị hoại tử lớn, máu không được nhận oxy từ bên ngoài vào, bệnh nhân rất dễ dẫn đến suy hô hấp, trụy tuần hoàn và tử vong.
Sưng tấy tĩnh mạch cần ăn những thực phẩm gì?
Đối với bệnh nhân sưng tấy tĩnh mạch cần chú ý rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng và cần bổ sung những loại thực phẩm như sau:
Thực phẩm có nhiều chất xơ:
Táo bón là một trong những thủ phạm gây bệnh sưng tấy tĩnh mạch chân, vì bị táo bón bệnh nhân sẽ bị đầy hơi, và tăng áp lực xung quanh bụng, đồng thời táo bón khi đi ngoài, cơ bụng và cơ chân sẽ phải hoạt động rất mạnh. Nên ăn 30-40 gram thực phẩm có chất xơ mỗi ngày sẽ giúp nhuận tràng, hết táo bón, đồng thời chất xơ giúp cải thiện hệ tim mạch
Các thực phẩm giàu chất xơ thường thấy bao gồm:-Rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày: hạt chia và hạt lanh(chứa nhiều omega-3), các loại rau, các loại đậu(đậu cô que, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu Hà Lan), Bí đỏ, đậu bắp, cà rốt, súp lơ, yến mạch, gạo lức….Trái cây như chuối, đu đủ, lê, bơ,…
Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E
-Các chuyên gia cho biết vitamin C giúp sản sinh collagen và elastin, 2 mô chính tạo nên sự vững chắc của thành mạch. Đồng thời Vitamin C đóng vai trò là chất chống viêm và có lợi cho da. Một số thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, chanh, kiwi, ớt chuông, súp lơ…
-Bên cạnh đó vitamin E. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch, hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên và gắn liền với sức khỏe tim mạch. Các thực phẩm giàu vitamin E: rau cải, rau bina, củ cải xanh, cà chua, xoài, đu đủ, củ cải, hạt dẻ, bơ…
Thực phẩm giàu Magie
– Magie đóng vai trò là chất tổng hợp máu, thiếu magie sẽ gây vấn đề về huyết áp và tê thấp tay chân, góp phần gây suy giãn tĩnh mạch. Để khắc phục những triệu chứng này, tăng lượng thức ăn như rau lá xanh, bơ, chuối, rau cải và khoai lang.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây có thể nhanh chóng giúp người đọc có thể tích lũy cho bản thân những kiến thức về những cách phòng ngừa bệnh sưng tấy tĩnh mạch và có thể hiểu cặn kẽ hơn về căn bệnh này.