Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh không hề quá lạ lẫm với mỗi con người hiện nay. Đặc biệt là với những người làm các công việc đặc thù như dạy học, bán hàng v.v đều rất dễ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên không phải cũng biết rõ về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch và đặc biệt chính là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Một số nguyên nhân khách quan gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch có rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số do ý thức chủ quan của người bệnh và một số có thể do những yếu tố bên ngoài gây ra. Hãy theo dõi một số thông tin dưới đây để hiểu thêm chi tiết nhé:
Nguyên nhân do di truyền
Di truyền có vai trò lớn trong những nguyên nhân mắc giãn tĩnh mạch chân. Theo thống kê có 80% bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân mãn tính có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
Giới tính cũng là nguyên nhân quyết định căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trên thế giới tỷ lệ nam mắc bệnh này là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 3 lần nam giới.
Giới tính cũng cho thấy nguy cơ bệnh cao hơn. Thường nữ mắc bệnh nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.
Những phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Cùng với đó là việc đi giày cao gót và tăng trọng lượng cơ thể càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Nguy cơ mắc bệnh lớn nữa thuộc về phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 – 30%.
Thế nên người phụ nữ thông thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới. Đây cũng chính là một cảnh báo cho các chị em chú ý nhiều hơn về sức khỏe của bản thân mình. Ngoài công việc cũng nên dành thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Các nguyên nhân khác gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch
Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Béo phì cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh suy giảm tĩnh mạch. Bởi vì khi tăng trọng quá mức cũng là một nguyên nhân chủ yếu do tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân và trào ngược do gia tăng áp lực từ ổ bụng. Thế nên, việc béo phì không chỉ gây cho bạn những căn bệnh khác về tim mạch và huyết áp mà đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giảm tĩnh mạch.
Thế nên, việc kiểm soát chế độ ăn và khẩu phần ăn uống trong cuộc sống hằng ngày chính là một trong những điều quan trọng để bạn có thể hạn chế khả năng dẫn đến bệnh béo phì cũng như những căn bệnh nguy hiểm khác.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến suy giãn tĩnh mạch
Ngoài ra, những nguyên nhân khác gây nên căn bệnh này có thể kể đến chính là sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ. Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương…
Hơn nữa, những người ăn theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch. Việc quan trọng chính là bạn nên kiểm soát được khẩu phần ăn của bản thân, duy trì ở chế độ phù hợp và đầy đủ các chất.
Những triệu chứng mà bạn mắc phải khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Động mạch giống như một mạng lưới bao gồm các cấu trúc hình ống, từ lớn đến nhỏ, với nhiệm vụ dẫn máu có ôxy và chất dinh dưỡng từ tim trái đến nuôi các cơ quan. Khi mô ở các cơ quan nhận hết chất dinh dưỡng và ôxy thì trả máu “bẩn” lại cho hệ tĩnh mạch để dẫn máu về tim phải.
Tĩnh mạch cũng như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống, vận hành theo cơ chế các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về các tĩnh mạch lớn hơn, gần tim hơn, sau đó đổ về tim.
Hệ tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông (nằm ngay dưới da), tĩnh mạch sâu (trong khoang cơ của chi dưới) và tĩnh mạch xuyên (nối từ hệ tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu).
Các tĩnh mạch sâu vận chuyển 90% tổng lượng máu về tim, phần còn lại khoảng 10% là do tĩnh mạch nông đảm nhận. Khi các tĩnh mạch nông bị tắc hoặc được cắt bỏ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của hệ tĩnh mạch chi dưới. Tương tự, các nhánh tĩnh mạch xuyên nếu hư cũng có thể được phá bỏ vì nó chỉ có nhiệm vụ dẫn máu từ hệ thống nông về hệ thống tĩnh mạch sâu.
Khi mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh sẽ mắc phải những triệu chứng như: bệnh biểu hiện rõ vào mùa hè, khi phải đứng lâu, người bệnh sẽ thấy chân nằng nặng, cảm giác như kiến bò ở chân. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch.
Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Những cuộn tĩnh mạch này sẽ phồng lên khi bạn đứng hay di chuyển và xẹp xuống khi bạn nằm. Những biến chứng này sẽ có thể nguy hiểm hơn nếu người bệnh không có những biện pháp chữa trị kịp thời. Thế nên khi có những triệu chứng này xảy ra, bạn nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh không quá nguy hiểm và rất dễ để có thể ngăn ngừa, chỉ cần chúng ta để ý một chút trong cuộc sống hằng ngày là bạn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Bài viết trên đây của chúng tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để có thể giúp mọi người có được những biện pháp phòng tránh đặc biệt. Sức khỏe là vốn quý của con người, thế nên mỗi chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn sức khỏe của chính bản thân mình.