Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo rất nhiều những căn bệnh đi theo. Một trong số đó là những căn bệnh do đặc thù nghề nghiệp hay lối sống không lành mạnh mà chúng ta có thể kể đến chính là nhức tĩnh mạch. Vậy căn bệnh này như thế nào và làm sao để phòng ngừa căn bệnh nhức tĩnh mạch. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây để có thể biết thêm chi tiết.
Bệnh nhức tĩnh mạch là gì?
Nhức tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.
Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Bệnh nhức tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Đây là một căn bệnh không quá xa lạ với mỗi người chúng ta, nhưng theo tâm lý chúng sẽ không phát hiện sớm để có thể chữa trị kịp thời. Thế nên, ngay khi bạn gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây, hãy nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để có thể chữa trị kịp thời. ‘
Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh nhức tĩnh mạch
Bệnh nhức tĩnh mạch nếu không điều trị kịp thời, hoặc không đúng cách có thể dẫn đến các nguy cơ xuất hiện những biến chứng rất phức tạp như gây thâm da, biến chứng nặng hơn là loét chân, hình thành các huyết khối trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tử vong.
Khi về ban đêm, thường xuyên bị chuột rút, sưng to và đau buốt cẳng chân, gây ra những bất lợi trong sinh hoạt hằng.
Thế nên ngay khi xuất hiện những biến chứng ở trên, bạn sẽ phải nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để có thể thăm khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ, nhanh chóng trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn “nước đến chân mới nhảy” thế nên trong cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa căn bệnh nhức tĩnh mạch, đừng nghĩ những thứ xa xôi mà những điều này đều nằm trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Một số phương pháp phòng ngừa căn bệnh nhức tĩnh mạch
Để có thể phòng ngừa căn bệnh nhức tĩnh mạch, bạn phải có kế hoạch sinh hoạt và rèn luyện cho bản thân mình một lối sống lành mạnh hằng ngày. Đối với những người có công việc đặc thù phải đứng lâu như dạy học hay nhân viên bán hàng, cần dành thời gian cho bản thân mình để có thể nghỉ ngơi và không ảnh hưởng đến gân cốt
Riêng đối với phái nữ các chị em nên hạn chế đi những đôi giày cao gót quá cao, nhất là khi phải đi bộ quãng đường dài và trong thời gian quá lâu. Vì việc đi giày cao gót quá lâu trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến việc khó lưu thông mạch máu trong cơ thể, gây sự khó chịu và đau nhức
Thêm vào đó, mỗi người cần có cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, cũng như cung cấp thêm những loại vitamin cần thiết cho cơ thể và phối hợp cùng chế độ tập luyện. Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và nhức tĩnh mạch, thế nên bạn nên hạn chế và kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
Các nhà khoa học khuyên rằng rằng chất xơ rất có lợi cho những người mắc bệnh nhức tĩnh mạch, bởi nó giúp ngăn ngừa khả năng mắc chứng táo bón, đây là một trong những lý do gây nhức tĩnh mạch chân mà rất ít người trong mỗi chúng ta có thể biết được. Chính vì vậy việc bổ sung chất xơ mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể của bạn trở nên thoải mái hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhức tĩnh mạch. Trong khẩu phần ăn của mình, bạn có thể bổ sung các chất xơ từ những nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên như rau xanh, củ quả, trái cây,… Đặc biệt trong mỗi bữa ăn hằng ngày nên ăn nhiều rau, củ, quả trước khi sử dụng những món chính như thịt cá để giúp cơ thể của bạn có thể dễ dàng hấp thụ được nhiều chất xơ nhất có thể.
Thực tế, nhức tĩnh mạch là căn bệnh rất khó để chữa trị dứt điểm vì thế không thể tự chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường được bạn nên liên hệ bác sĩ.. Theo các chuyên gia, hai phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến và hiệu quả hiện nay là dùng vớ y khoa hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
Sử dụng vớ y khoa để phòng ngừa nhức tĩnh mạch
Vớ y khoa dùng để điều trị nhức tĩnh mạch, một trong những bệnh lý rất phổ biến đặc biệt là ở giới văn phòng, những người phải làm việc thường xuyên ngồi lâu hoặc có thể phải đứng lâu như các công việc như giáo viên, nhân viên bán hàng v.v. Khi mang vớ sẽ giống như bơm hỗ trợ liên tục cho máu lưu thông tốt ở chân, ngay cả khi ngồi hoặc đứng thường xuyên.
Can thiệp bằng các biện pháp y tế
Ngoài ra, can thiệp bằng các biện pháp y tế như phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn bằng cách mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ hay và chích xơ tạo bọt chính là một trong những phương pháp điều trị được đánh giá là hiệu quả và khả phù hợp để có thể điều trị nhanh chóng căn bệnh này.
Còn các phương pháp điều trị nhức tĩnh mạch trong tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần và đốt laser nội mạch.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đây, hy vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích để mọi người có thể sử dụng và tham khảo. Chúc các bạn luôn luôn giữ được cho mình một sức khỏe thật tốt và cơ thể dồi dào năng lượng.