Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải. Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh khá phổ biến. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
“Hung thủ” gây ra bệnh trĩ nội
Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải. Cảnh giác với những thói quen xấu dưới đây để không phải đau đớn, khó chịu vì căn bệnh này nhé!
Ngồi một vị trí duy nhất quá lâu
Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy ngồi quá lâu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ 72.9%, trong khi đó phần đa những người thường xuyên vận động sẽ chỉ có nguy cơ là 43%. Vì vậy, nhân viên văn phòng sau khoảng thời gian ngồi từ 45 đến 60 phút thì nên đứng lên và vận động, đi lại một chút.
Sở thích ăn thực phẩm nhiều gia vị và uống rượu
Thực phẩm nhiều gia vị và rượu, có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Trường hợp này càng gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân bị chảy máu đường ruột nhưng vẫn uống rượu và ăn thức ăn nhiều gia vị. Vì thế, nên hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm này, đặc biệt là bệnh nhân đang bị trĩ.
Uống ít nước
Uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và bệnh trĩ nội – ngoại, vì vậy, đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước. Uống nước không chỉ đóng vai trò tốt trong công tác phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, không nên uống nhiều trà vì trà gây khó tiêu, không có lợi cho việc bài tiết chất thải.
Đi tiêu/ cầu quá lâu
Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Thói quen này kéo dài thường xuyên dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn phân tâm, tăng gánh nặng hậu môn. Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Không vệ sinh đúng cách sau khi đi tiêu
Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu/ cầu rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Các dư lượng trong phân trở thành mảnh đất màu mỡ tạo ra bệnh trĩ. Vì vậy, cách làm sạch đúng là sử dụng nước. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ nội/ ngoại.
Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi
Những người thường xuyên làm việc quá sức, du lịch đường dài hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi dễ bị bệnh trĩ cấp tính tấn công. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không chỉ phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi và đạt được trạng thái tốt nhất.
Cách “thủ tiêu” bệnh trĩ nội hiệu quả
Cách tốt nhất để thủ tiêu búi trĩ tất nhiên là tìm ngay đến thầy thuốc chuyên khoa hậu môn. Nhưng không phải ai cũng có thể nhanh chân đến thế, nhất là khi đang đứng không xong mà ngồi càng khổ.
Nếu có cách để bớt đau trĩ dù là một chút cũng đủ để nạn nhân tạm thở phào. Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị trĩ chắc chắn sẽ bớt là bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng. Người bị bệnh trĩ nội nên:
Tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày; uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm;
Ăn cơm gạo lứt vài ngày. Mặt khác, nạn nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và socola (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ nội như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước.
Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn.
Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị bệnh trĩ nội độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải. Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh khá phổ biến. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.