Bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh trong nhiều ngày? Hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân gây táo bón và lựa chọn những giải pháp ngăn ngừa táo bón để kịp thời xử lý trước khi bạn mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng khác nhé.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh táo bón như do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: kiêng khem quá mức, ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên phân ít, chất cặn bã ít từ đó không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Thực tế, không có quy luật chính xác về số lượng đại tiện mỗi tuần, nhưng nếu bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần trong tuần thì có thể bạn đang bị táo bón rồi đấy. Ngoài ra, táo bón còn có các biểu hiện khác như: không thể đi vệ sinh, bạn có thể gặp trường hợp như phân cứng, khô, bị đầy bụng, đau bụng dưới, trĩ hay nứt hậu môn vì táo bón. Vậy giải pháp ngăn ngừa táo bón thế nào?
Trong phần đa các trường hợp, nguyên nhân táo bón thường không rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố khiến đại tràng bạn không hoạt động bình thường. Vậy, hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây táo bón dưới đây nhé:
Những nguyên nhân gây táo bón bạn nên biết để có giải pháp ngăn ngừa táo bón hiệu quả
– Nguyên nhân nội tiết: do ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết như suy giáp trạng, đái tháo đường, cường giáp trạng gây ra tình trạng táo bón, lâu ngày dẫn đến táo bón kéo dài.
– Nguyên nhân thần kinh: Các bệnh lý và tổn thương thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón như: tai biến mạch máu não, táo bón sau chấn thương tủy sống, Parkinson…
– Chế độ sinh hoạt, ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều hoặc quá ít chất xơ đều có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra, việc không uống đủ lượng nước cần thiết hay ăn những loại thực phẩm dễ gây táo bón như hồng xiêm chưa chín hay ổi xanh… cũng là những yếu tố gây táo bón.
– Nguyên nhân do rối loạn các chất điện giải: Rối loạn các chất điện giải cũng là một nguyên nhân gây táo bón bởi chúng có vai trò vô cùng quan trọng điều hòa các hoạt động cơ thể.
– Nguyên nhân toàn thân: Táo bón khi nằm bất động kéo dài hay sốt cao kéo dài…
– Nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hóa và ổ bụng: Táo bón do nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng: Các bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng, đại tràng dài, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng to đại tràng không rõ nguyên nhân, to đại tràng bẩm sinh…
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác hay gặp như: Bị ảnh hưởng khi sử dụng một số loại thuốc (thuốc nhuận tràng, thuốc có sắt, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày…). Cùng với đó là thói quen ngồi nhiều hoặc hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại, điển hình là chì. Thói quen tâm lý ngại đi vệ sinh, chính việc thường xuyên nhịn đi cũng dẫn đến sự thay đổi thói quen sinh học đi đại tiện của cơ thể và gây ra táo bón.
Việc biết rõ các nguyên nhân để có giải pháp ngăn ngừa táo bón tốt nhất.
Biểu hiện táo bón kéo dài
Khi bị táo bón kéo dài sẽ có các biểu hiện bao gồm:
– Táo bón trên 12 tuần/năm trước đó, mặc dù có thể không liên tục. Biểu hiện rõ rệt nhất cho dấu hiệu này là tần số đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và giảm dần tùy theo mức độ nghiêm trọng của táo bón. Mỗi lần đi ngoài sẽ rất khó khăn, phải rặn nhiều, đặc biệt là phải vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều. Tình trạng này xuất hiện ở những người táo bón mạn tính, kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến vài năm.
– Phân lổn nhổn, rắn thành từng cục giống như cục phân dê. Thậm chí mỗi lần đi ngoài phải có sự xúc tác từ bên ngoài.
– Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi trước hoặc sau khi ra phân do khi rặn quá mức dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát. Ngoài máu, phân cũng có thể lẫn thêm cả chất nhầy.
– Tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến hậu môn liên tục bị tổn thương, dễ dàng dẫn đến các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay bệnh trực tràng khác khó chữa trị.
– Một biểu hiện của táo bón nữa là bị đau bụng với nhiều mức độ khác nhau, có trường hợp đau bụng dữ dội, kèm theo đầy bụng, chướng hơi. Do có cảm giác phải tác động từ bên ngoài để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn nên sẽ thường xoa bụng hoặc ấn nhẹ vào bụng mỗi lần đi ngoài.
Giải pháp ngăn ngừa táo bón hiệu quả
Để ngăn ngừa táo bón, trước hết bạn cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và ổn định nhất có thể.
Theo đó, giải pháp ngăn ngừa táo bón, bạn cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như: Ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ, tập trung không làm việc khác trong khi ăn. Ăn các thực phẩm tốt cho hoạt động của bộ máy tiêu hóa bao gồm tất cả các loại rau và trái cây tươi, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ. Thông thường các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và vitamin nên có thể hỗ trợ không nhỏ tới quá trình tiêu hóa trong cơ thể bạn. Do đó, hãy tích cực ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi để giảm bớt áp lực trong dạ dày và giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng, trơn tru hơn, là cách ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều sữa chua, tạo thói quen uống nước thường xuyên, vận động đều đặn… Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung để ngăn ngừa táo bón, khi bị táo bón bạn cũng nên tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón chẳng hạn như bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô… Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích như các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Táo bón gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, do đó cần có giải pháp ngăn ngừa táo bón để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.