Có đến 60% dân số đang mắc phải bệnh trĩ. Những triệu chứng bệnh trĩ thường được phát hiện khá muộn, hoặc người bệnh chủ quan, giấu bệnh khiến cho việc điều trị bệnh trĩ trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng tham khảo 3 cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả dưới đây.
Chữa trĩ ngoại tại nhà bằng đá lạnh
Các chuyên gia cho biết, không cần các nguyên liệu quá cầu kỳ, phức tạp chỉ với vài viên đá lạnh đã có thể giúp người bệnh trĩ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại thêm hiệu quả. Cụ thể, khi chườm đá lạnh lên các vết thương tụ máu do trĩ, sẽ giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự can thiệp này sẽ giúp giảm sưng tấy, kháng khuẩn, giảm xuất huyết, giảm đau tức thời.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại với đá lạnh thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những viên đá nhỏ cho vào một miếng vải mỏng, sạch. Nếu là đá to thì bạn cần đập nhỏ đi nhé, nước đá vào khoảng 0 – 2 độ, sau đó bạn vệ sinh vùng tổn thương do trĩ rồi chườm trực tiếp đá lạnh lên, thao tác trong khoảng 5 – 7 phút để cảm nhận hiệu quả.
Lưu ý: Bạn nên chườm da nhẹ nhàng, tuyệt đối không để đá trên da trong thời gian dài tránh tình trạng làm da bị phỏng. Ngoài ra, phương pháp này không áp dụng với những người hậu môn có vết lở loét, đang bị nhiễm trùng.
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà với lá vông
Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, tính bình, được sử dụng như một vị thuốc với tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả,… Điều này lý giải vì sao lá vông thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ tại nhà, nhất là với những trường hợp mới bị trĩ giai đoạn đầu, phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả chữa trĩ hữu hiệu.
Bài thuốc trị trĩ từ lá vông có thể tiến hành bằng 2 cách, cách 1 bạn sử dụng lá vông đã được rửa sạch để ráo nước rồi hơ trên lửa nóng hoặc cho vào chảo và sao nóng, sau đó đắp lên vị trí bị trĩ.
Ở cách làm thứ 2, bạn chỉ cần đun sôi lá vông cùng với một chút nước sau đó cho thêm ít muối rồi giã nhuyễn, đắp lên búi trĩ và dùng dây cố định lại, sáng hôm sau tháo ra và vệ sinh sạch sẽ vùng da mới đắp. Dù thực hiện theo cách làm nào, bạn cũng đừng quên lựa chọn loại lá vông bánh tẻ, không quá non cũng không quá già và không bị sâu bệnh để phát huy được hết dược tính của lá vông trong việc điều trị bệnh trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả với củ nghệ
Không chỉ là loại gia vị làm tăng thêm mùi vị, màu sắc cho món ăn mà củ nghệ còn là nguyên liệu làm đẹp và vị thuốc chữa “bách bệnh”. Nghệ gồm 2 loại là nghệ đen và nghệ vàng, trong đó nghệ vàng được sử dụng phổ biến hơn cả.
Theo y học cổ truyền, nghệ vàng còn được biết đến với tên gọi là khương hoàng, uất kim, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, trị bế kinh, ngừa viêm nhiễm,… Dân gian thường sử dụng nghệ vàng để bôi lên các vết mụn nhọt đang lên da non, các vết thâm, nám.
Y học hiện đại ngày nay cũng chứng minh chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm loét dạ dày, giảm cholesterol trong máu… Cũng theo đó, nghệ vàng có khả năng điều trị bệnh trĩ hiệu quả khi dùng riêng hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác.
Cách chữa trĩ ngoại với củ nghệ vàng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 củ nghệ vàng, 100gr rau diếp cá, 2 – 4 quả sung, 1 thìa muối ăn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi đem cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước. Đến khi sôi thì tắt bếp rồi dùng xông trực tiếp lên hậu môn trong khoảng 15 phút, khi nước nguội bớt thì dùng ngâm hậu môn sau đó lau khô nhẹ nhàng với khăn mềm sạch.
Thực hiện cách làm này đều đặn vào mỗi tối, tốt nhất là khi bụng đang đói hoặc sau khi tập thể dục. Kiên trì trong khoảng 2 – 4 tuần mức độ bệnh trĩ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?
Người bị bệnh trĩ nên ăn:
Thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau củ quả, ngũ cốc…
Thực phẩm nhuận tràng: rau đay, mồng tơi, rau dền, diếp cá, rau má…
Uống nhiều nước: 1.5 – 2.5l mỗi ngày
Bị trĩ không nên ăn:
Thức ăn cay nóng
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các chất kích thích, nước ngọt có ga…
Chế độ sinh hoạt khoa học và các bài tập chữa trĩ
Để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt:
Không đi đại tiện quá lâu, không nên cố rặn, nên ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón
Tập thói quen đi đại tiện vào 1 giờ cố định
Không nên thức khuya, nên để tâm lý thoải mái, giải tỏa áp lực, stress
Tập 1 số bài tập yoga tốt cho bệnh trĩ, co thắt hậu môn…
Tuân thủ những lời khuyên trên đây của chuyên gia, kết hợp với việc sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh trĩ một cách dễ dàng, không đau đớn, ngăn ngừa bệnh tái phát.