Trĩ nội có thể gây ngứa ngáy, sa búi trĩ, chảy máu hậu môn… làm tổn hại đến sức khỏe và đời sống. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh trĩ nội để có cách chữa bệnh hiệu quả mà không cần phẫu thuật là điều hết sức quan trọng.
Trĩ là cấu trúc mạch bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ hình thành khi những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ sẽ gây tổn thương, sưng phồng tĩnh mạch.
Trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài, mang thai… Bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ sa ra ngoài không co lên được người bệnh mới đến bệnh viện.
Trĩ được phân biệt thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở trĩ nội là búi trĩ nằm bên trong trực tràng nên người bệnh không sờ thấy. Sau đó, do táo bón kéo dài, ngồi nhiều khiến búi trĩ bị viêm, gây nóng rát thậm chí có thể sa ra ngoài ống hậu môn và chảy máu.
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội
Thông thường, dấu hiệu bệnh trĩ nội ở giai đoạn sớm có biểu hiện đi ngoài phân dính máu, ngứa, rát hậu môn, cảm giác khó chịu tăng lên khi ngồi lâu, hoặc sau ăn cay nóng, sau uống rượu, bia, chất kích thích…
Dấu hiệu bệnh trĩ nội ở giai đoạn muộn thường có biểu hiện sa búi trĩ ra ngoài hậu môn kèm theo đau rát, có thể không ngồi được gây vướng víu, khó chịu. Khi búi trĩ sa ra ngoài không kịp thời điều trị gây ra các biến chứng như nghẹt, loét, hoại tử, nhiễm trùng. Một số dấu hiệu bệnh trĩ nội thường gặp:
Đại tiện ra máu: phân quá cứng khi đi qua ống hậu môn sẽ cọ xát vào thành tĩnh mạch, gây ra hiện tượng chảy máu. Ban đầu, máu có thể bám vào phân, lâu dần máu chảy ra nhiều, thậm chí phun thành tia.
Ngứa ngáy hậu môn: bệnh trĩ nội không gây đau đớn như trĩ ngoại, song cũng khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội dễ nhận biết nhất. Búi trĩ thực chất đã hình thành từ bên trong, nhưng đến giai đoạn 2 mới bắt đầu sa ra ngoài. Búi trĩ có thể phải dùng tay đẩy mới thu lên (độ 3), thậm chí luôn thường trực ở ngoài hậu môn (độ 4).
Nhiễm trùng: Trĩ ngoại dễ nhiễm trùng hơn trĩ nội. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chữa kịp thời hay vệ sinh sạch sẽ thì búi trĩ sẽ bị nhiễm trùng, nhất là ở cấp độ 3 và 4.
Các cách chữa trĩ nội thường áp dụng
Tây Y: Sử dụng đồng thời các nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau và nhuận tràng. Ngoài ra, kết hợp thêm thuốc đặt hậu môn để làm bền thành tĩnh mạch và hỗ trợ co búi trĩ.
Đông Y: Nhìn chung, chữa trĩ nội bằng Đông Y đều có thể áp dụng một số bài thuốc nam đặc trưng, với nguyên liệu từ thảo dược vườn nhà quen thuộc. Cụ thể, người bị trĩ nội nên kiên trì sử dụng các bài thuốc như lá lộc vừng, lá vông nem phơi khô sắc lấy nước; pha trà khổ sâm hoặc uống nước nhọ nồi trộn rượu…
Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ dễ điều trị và có thể chữa tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, chuối, táo, lê, khoai, bí đỏ kết hợp với thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, kiêng uống bia rượu. Uống nhiều nước, hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.
Bổ sung nước cho cơ thể 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.
Dành thời gian để tập luyện thể thao như chạy, đi bơi, tập gym, yoga… Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.
Ngoài ra, người bị trĩ khi đi ngoài nên hạn chế rặn, gồng mạnh làm cao áp huyết trong các mạch máu và trương căng chỗ trĩ nhiều hơn, nguy hại sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh trĩ nội thường được mọi người áp dụng.Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Xin chào và hẹn gặp lại