Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh
Để biết được các cách phòng bệnh trĩ hiệu quả thì mọi người cần hiểu rõ bệnh trĩ là gì và nguyên nhân gây bệnh để áp dụng hiệu quả tốt nhất.
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh rất phổ biến, gần như 3 trong số 4 người trưởng thành sẽ gặp các triệu chứng như đau rát hoặc ngứa ngáy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu nào cả.
Về cơ bản có 3 loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: Nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Khi các búi trĩ có kích thước to hơn, chúng có thể bị sa ra ngoài hậu môn, gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: Nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại thường gây ngứa, sưng, đau, chảy máu.
- Trĩ hỗn hợp: Là loại trĩ nội phát triển, sa ra khỏi hậu môn và liên kết với búi trĩ ngoại ở bên ngoài. Đây là một triệu chứng tương đối phức tạp và khó điều trị.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ bao gồm:
– Chế độ ăn uống thiếu chất xơ
– Không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần
– Ngồi nhiều, lười vận động
– Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
– Căng thẳng
– Lão hóa
– Béo phì
– Mang thai
– Giao hợp qua đường hậu môn
– Những người có chế độ ăn kiêng hoặc ăn ít chất xơ
Bên cạnh đó, bệnh trĩ có nhiều khả năng có liên quan đến các vấn đề lão hóa ở các mô hỗ trợ tĩnh mạch trong khu vực hậu môn, trực tràng. Khi các tĩnh mạch này suy yếu, chúng không thể hỗ trợ các cơ co thắt hậu môn và gây ra các dấu hiệu trĩ. Điều này thường xảy ra khi bạn già đi.
Hiện nay số người mắc trĩ ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, vì thế phòng tránh trĩ là điều mọi người nên thực hiện.
Xem thêm: Khám trĩ bao gồm những gì? Địa chỉ phòng khám trĩ tốt nhất Hà Nội
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Sa nghẹt búi trĩ
Khi bị kích thích hoặc phát triển quá mức, búi trĩ thường bị sa ra ngoài hậu môn, gây chèn éo các cơ vòng, làm ách tắc tĩnh mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ còn khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn khi ngồi hoặc làm việc nặng.
- Viêm nhiễm, hoại tử
Hoại tử, nhiễm trùng là những biến chứng thường gặp sau khi bệnh nhân bị sa nghẹt búi trĩ trong thời gian dài. Bệnh nhân có nguy cơ viêm nhiễm nặng, hoại tử vết thương hoặc thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Thiếu máu, nhiễm trùng máu
Một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ điển hình đó là đại tiện ra máu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất máu và dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng.
- Rối loạn chức năng hậu môn
Nếu búi trĩ bị sa ra ngoài thì việc đào thải phân sẽ bị cản trở, đồng thời đó chức năng của hậu môn sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, các cơ của hậu môn sẽ bị chèn ép và làm cho bệnh nhân không kiểm soát được việc đại tiện.
- Xuất hiện triệu chứng da liễu
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, hậu môn sẽ không ngừng tiết ra dịch nhầy để bôi trơn nhưng vô tình lại bị rò rỉ ra ngoài. Môi trường ẩm ướt là điều kiện khá thuận lợi để cho các vi khuẩn khu trú phát triển và gây ra một số viêm nhiễm ngoài da.
- Suy giảm chức năng vận động
Bệnh nhân trĩ thường gặp phải các triệu chứng như đau tức lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu,…
- Gây viêm nhiễm phụ khoa
Ở nữ giới, cấu tạo bộ phận sinh dục và hậu môn có khoảng cách khá gần nhau. Cho nên, các vi khuẩn ở hậu môn thường bị lan sang âm đạo và khiến cho chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
Các cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất nên áp dụng
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm từ xưa truyền lại. Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm không nên chủ quan.
Dưới đây là các cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất mọi người nên áp dụng để hạn chế và ngăn ngừa bệnh trĩ:
1. Phòng tránh bệnh táo bón – nguyên nhân gây ra trĩ
Việc đầu tiên và nên làm hàng đầu trong phòng chống bệnh trĩ là đừng để bị bệnh táo bón. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ trong đa số các trường hợp, phòng tránh táo bón sẽ giúp ngăn chặn bệnh trĩ trước khi nó hình thành.
Ăn đủ chất xơ: Để không bị táo bón, chế độ ăn của bạn phải đủ lượng chất xơ, nước. Đây là 2 yếu tố quan trọng giúp làm mềm phân, người bệnh có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều nhất trong các loại đậu, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc, trái cây tươi và rau…. Nếu chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ hãy tư vấn bởi một bác sĩ, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Tuy nhiên có một lưu ý là người bệnh nên bổ sung hoặc ăn chất xơ từ từ, hợp lý nếu bạn không muốn bị đầy hơi.
Uống nhiều nước: bao gồm cả nước canh, nước hoa quả, cần đảm bảo lượng nước bổ sung cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5- 2lít nước đối với người trưởng thành. Nước sẽ giúp cho phân mềm để khi đi vệ sinh phân dễ dàng đi qua hậu môn hơn. Nhưng uống nước cũng cần đúng cách, cần uống dải đều trong ngày, không để cơ thể mất nước quá lâu. Khi ngủ dậy cần phải bổ sung nước sau một đêm dài. Trước khi đi ngủ chỉ nên uống ít nước để tránh đi vệ sinh vào ban đêm gây mất ngủ. Nước ép mận là một trong những loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể thử nghiệm cho bản thân.
Tập thể dục: Vận động là cách hiệu quả nhất giúp con người trao đổi chất trong cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Nên thường xuyên tập thể dục rất có lợi cho người mắc bệnh trĩ. Có thể tập các bài tập aerobic hoặc đi bộ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn đi vệ sinh được dễ dàng.
2. Dùng thuốc làm mềm phân- thuốc nhuận tràng
Thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng là loại thuốc mà người bệnh có thể mua và sử dung dễ dàng, tuy nhiên không nên lạm dụng dễ gây hậu quả xấu với sức khỏe. Khi bị táo bón mà các biện pháp nói trên không có hiệu quả hoặc người bệnh cảm thấy quá sợ khi phải đi vệ sinh, hãy sử dụng thuốc làm mềm phân. Có nhiều loại thuốc (có thể uống, hoặc thuốc thụt), tốt nhất nên cần sự tư vấn của bác sĩ vì mỗi đối tượng bệnh nhân (người lớn hoặc trẻ nhỏ) sẽ có loại thuốc nhuận tràng phù hợp.
3. Duy trì thói quen vệ sinh hàng ngày
Việc duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày cực kỳ quan trọng với những người bị táo bón hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên không nên dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh, nếu sau 1 vài phút ngồi trong nhà vệ sinh bạn không thể đi ngoài được, không nên căng thẳng hoặc cố để rặn.
Khi buồn đi đại tiện, đừng cố giữ, hãy đi vệ sinh ngay. Hãy gạt những vấn đề về thời gian, địa điểm sang một bên, bởi nó sẽ làm bạn trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi đi vệ sinh. Lời khuyên của các bác sĩ hậu môn trực tràng là hãy đi vệ sinh càng sớm càng tốt ngay khi bạn cảm thấy mắc đi đại tiện.
4. Tránh ngồi quá lâu
Thời gian ngồi quá nhiều là vấn đề phổ biến ở nhân viên văn phòng. Phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng ưu tiên cần thay đổi thói quen làm việc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, bạn nên đứng dậy vận động 5-10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn. Hạn chế sự hình thành búi trĩ.
Nên ăn gì để không bị trĩ?
Mọi người nên ăn gì để tránh bị táo bón (nguyên nhân hàng đầu gây trĩ) là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên sử dụng trong thực đơn hàng ngày để phòng chống bệnh trĩ hiệu quả.
– Thực phẩm giàu chất sắt: Mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen,… dồi dào hàm lượng sắt.
– Thực phẩm giàu chất xơ: Đậu phụ, chuối măng, quả mơ, ngũ cốc xay, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây, các loại rau màu xanh đậm,…
– Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền,… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là chuối, đu đủ. Các loại củ, điển hình như khoai lang.
– Thức ăn giàu magie như: cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành,…
– Hãy uống nhiều nước: uống nhiều nước cũng là bí quyết quan trọng để tránh chứng táo bón. Uống 1,5 – 2 lít nước/ngày, uống các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh, bổ sung nước trong bữa ăn hàng ngày như súp, canh,…