Bệnh trĩ rất phổ biến, các báo cáo ước tính 50% dân số trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ, gây nhiều phiền phức và có thể có nhiều biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm.
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh do các tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức gây viêm, sưng đau hoặc xuất huyết.
Các yếu tố sau đây được xem là thuận lợi phát sinh và làm nặng thêm bệnh trĩ:
- Lối sống và làm việc không phù hợp gây tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng: Ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động,…Thường gặp ở nhân viên văn phòng,thợ may, lái xe, thợ cơ khí,…
- Rối loạn nhu động ruột như: Táo bón, tiêu chảy, mót rặn,…
- Người cao tuổi và phụ nữ mang thai do sức đề kháng giảm, hệ tĩnh mạch kém bền vững, rối loạn hormone, thai gây cản trở máu trở về tĩnh mạch chủ,…
- Mắc một số bệnh mãn tính gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa như xơ gan, tăng huyết áp,…
- Những người béo phì dễ mắc bệnh trĩ do gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng.
- Táo bón kéo dài. Thường gặp ở những người ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê,…
Những biến chứng bệnh trĩ khó lường
Do tâm lý e ngại và chủ quan nên nhiều người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng như đi cầu ra máu, xuất hiện búi trĩ, đau hậu môn, ngứa hậu môn, chảy dịch nhầy quanh hậu môn… vẫn không chịu thăm khám. Đến khi gặp những cơn đau kéo dài mới đến bệnh viện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, có biến chứng bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm sẽ khiến người bệnh:
- Cơn đau: Người bệnh phải chịu những cơn đau sẽ tăng dần về cường độ cũng như tần suất. Cảm giác khó chịu, đau nhức, ngứa rát hậu môn. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện.
- Mất tự tin: Cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tâm lý; khiến họ mất tự tin, ngại xuất hiện trước đám đông.
- Hoạt động khó khăn: Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, việc ngồi xuống hoặc đi lại rất khó khăn.
Trĩ có thể gây mất máu, dần dần bệnh nhân suy kiệt hoặc có các biến chứng bệnh trĩ sau:
- Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu,
- Sa trực tràng, trĩ nghẹt,
- Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ,
- Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt),
- Vỡ búi trĩ ngoại,
- Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng,
- Biến chứng bệnh trĩ nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,…
Biến chứng bệnh trĩ– Căn bệnh khó điều trị khỏi
Bệnh trĩ và biến chứng bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Khả năng khỏi bệnh, phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh khi được tiến hành mổ, cơ địa của từng người. Khi mổ, các bác sĩ chỉ biết cắt búi trĩ chứ không biết rõ nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Tỷ lệ tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, khó khỏi 100%.
Với bệnh nhân mổ trĩ, sau mổ, vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc và tập luyện để tránh tái phát. Nếu các điều kiện thuận lợi bệnh nhân có thể khỏi bệnh đến 90%. Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả.
Để phòng tránh bệnh trĩ và các biến chứng bệnh trĩ có thể xảy ra, cần tránh những nguyên nhân thuận lợi trên và tích cực điều trị. Nên ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tránh ăn đồ cay nóng, tránh bị táo bón. Thường xuyên tập luyện thể thao, tránh ngồi nhiều.