Tâm lý chung của hầu hết người bị trĩ là không muốn thổ lộ với ai vì ngại. Vì vậy, nhiều người thường tìm cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, không phải với ai hiệu quả điều trị cũng như nhau.
Có rất nhiều vị thuốc từ tự nhiên được áp dụng trong cách điều trị bệnh trĩ tại nhà đã cho hiệu quả đáng kinh ngạc. Rút kinh nghiệm từ nhiều bệnh nhân mắc trĩ cũng như qua tổng hợp những lá thư chia sẻ về phương pháp người bệnh trĩ đã thử và thành công, chúng tôi đã đúc kết ra được một số cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây thuốc tại nhà. Hi vọng bạn sẽ tìm ra phương pháp phù hợp cho mình.
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng Nghệ
Dùng nghệ rất tốt cho việc giảm triệu chứng ngứa ngáy sát khuẩn cho vết thương ở hậu môn khi bị trĩ. Người bệnh có thể kết hợp cách điều trị bệnh trĩ tại nhà này với phương pháp điều trị chính mà bác sĩ chỉ định để giảm bớt khó chịu trong thời gian điều trị bệnh.
Chỉ với một củ nghệ, bạn có thể giã lấy nước và bôi vào vùng hậu môn. Bạn cũng có thể thử thêm cách dưới đây:
- Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi
- Cách làm: rửa sạch và gọt vỏ nghệ, cắt thành từng lát sau đó giã nát. Dùng miếng vải sạch cho nghệ giã vào vắt lấy nước cốt nghệ. Dùng tăm bông chấm nước cốt nghệ vào búi trĩ. Chấm 3, 4 lần trong ngày. Khi áp dụng sẽ thấy giảm bớt cảm giác ngứa, sưng tấy, đau đớn tại vùng hậu môn và búi trĩ.
Dùng vừng đen (mè đen)
- Chuẩn bị: Vừng đen: 20g + Trắc bách diệp, bạch truật, sinh địa: mỗi vị 12g + Đào nhân,đường quy, hòe hoa, hồng hoa, xuyên khung: mỗi vị 9g + Đại hoàng: 4g
- Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc trên sau đó cho vào ấm thuốc đun cùng 3 bát nước sạch. Đến khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa liu diu và đun đến khi cạn còn 1 bát thì chắt ra. Tiếp tục thực hiện lần 2 và lần 3 (giống như lần đầu). Sau khi thu được 3 lần nước thuốc, đổ chung vào nhau, khuấy đều chia ra uống lần 3 lần/ngày sau khi ăn.
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không hay còn gọi là lá thược tương, lá trầu, mang tính nóng, khi vò nát lá trầu sẽ ngửi thấy mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Tinh dầu lá trầu không chứa các hoạt chất phenol như là: chavicol, một số hợp chất phenolic… có khả năng kháng sinh mạnh.
Lá trầu không cũng có tác dụng làm mềm thành mạch hậu môn, giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu các cơn ngứa rát hậu môn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ qua tính kháng sinh bay hơi.
- Chuẩn bị: 20 – 25 lá trầu không tươi + nhân hạt gấc: 20g + 2 quả cau tươi (bổ mỗi quả làm 4 miếng) + 5 quả bồ kết (dạng khô hoặc tươi đều được) + 1 thìa cafe muối tinh.
- Cách làm: Rửa sạch lá trầu không và bồ kết, cau, sau đó cho cả 5 loại nguyên liệu vào đun cùng 2 lit nước sạch. Vặn nhỏ lửa khi nồi nước sôi và đun thêm khoảng 15 phút để các loại tinh dầu ngấm ra nước.
- Cách dùng: Dùng nồi nước còn sôi nóng đem xông hơi hậu môn. Khi nước còn ấm, tiến hành ngâm hậu môn khoảng 30 phút và rửa hậu môn. Thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/tuần và chờ kết quả sau 6 tuần.
Trên đây là 1 số cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian mà người bệnh trĩ đã áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng khi thời gian đầu bệnh còn nhẹ thì hiệu quả còn thấy rõ ràng hơn. Khi bệnh đã nặng và thành mãn tính thì gần như các phương pháp dân gian không còn tác dụng. Nên tìm tới các chuyên gia y tế để được đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.