Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng sưng phồng lên ở ở vùng hậu môn do bị chèn ép quá mức hoặc bị viêm hay tích tụ máu quá lâu mà người bệnh không phát hiện ra.
Khác với trĩ nội tuy không phân thành cấp độ mà chỉ tăng dần theo kích thước khiến các búi trĩ ngày càng to ra gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bệnh trĩ ngoại được phát hiện sớm hơn sẽ dễ có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Việc người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm và kịp thời dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác như viêm nhiễm hậu môn, suy giảm trí nhớ….
Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại không chia ra từng giai đoạn như trĩ nội mà thông qua mức độ biểu hiện nặng nhẹ của tình trạng bệnh mà người ta có thể đoán được người bệnh đang ở giai đoạn nào.
Bệnh trĩ ngoại chia ra làm 4 giai đoạn bệnh
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu các búi trĩ thò ra khỏi hậu môn nhưng không nằm thường trực ở hậu môn mà chỉ khi bệnh nhân đi đại tiện hay cơ thể mệt mỏi sẽ khiến búi trĩ thò ra ngoài.
Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy ngứa ngày và khó chịu và ẩm ướt. Thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu không nhiều nên khiến cho người bệnh khó có thể phát hiện kịp thời.
Ở giai đoạn đầu này nếu người nào phát hiện được sớm và điều trị một cách đúng đắn có thể chữa trị dứt điểm được tình trạng bệnh và việc chữa trị vô cùng đơn giản.
Giai đoạn 2
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này thì búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi đi đại tiện sẽ gây cảm giác rất đau đớn, khó chịu và có thể chảy lượng máu nhiều hơn khiến bạn dễ dàng nhận biết hơn so với giai đoạn đầu.
Ngoài ra nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn và các vùng xung quanh.
Giai đoạn 3
Tĩnh mạch trĩ phát triển mạnh mẽ, búi trĩ trở nên lớn hơn nhiều so với 2 giai đoạn trước. Nếu không may bạn mặc quần quá chật sẽ khiến cho các búi trĩ cọ vào quần làm đau rát và chảy máu.
Ở giai đoạn này người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng bồn chồn khi đi đại tiện thậm chí có người sợ hãi khi muốn đi vệ sinh. Lúc này máu có thể chảy nhiều hơn làm người bệnh thiếu máu hay mệt mỏi chóng mặt.
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn này các búi trĩ thực sự phát triển rất lớn, không chỉ gây cảm giác đau rát và ngứa mà còn tiết ra chất dịch có mùi hôi vô cùng khó chịu. Nếu có các dấu hiệu này thì thực sự bệnh trĩ ngoại đã có sự ảnh hưởng vô cùng lớn trong cuộc sống của bạn. Nếu là nữ giới có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất lớn.
Ở giai đoạn này, chỉ có giải pháp can thiệp ngoại khoa mới là cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Mọi biện pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hoặc sử dụng các mẹo vặt dân gian đều không mang nhiều ý nghĩa.
Cách phòng chống bệnh trĩ ngoại
Ăn uống khoa học
Nên bỏ thói quen ăn quá nhiều chất béo và tinh bột, thay vào đó là bổ sung các loại rau, củ quả và chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều chất béo cùng là nguyên nhân dẫn đến táo bón sớm nhất và rất dễ bị bệnh trĩ ngoại.
Theo các chuyên gia nghiên cứu để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dưỡng chất đặc biệt là rau củ quả tươi để hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Không nên đứng hay ngồi một lúc quá lâu
Nếu đứng hay ngồi yên một chỗ lâu trong ngày và thường xuyên thì chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi hay đứng một chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng,…. thì cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên cố gắng đi lại để các mạch máu được lưu thông, phòng chống bệnh trĩ xuất hiện.
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Với cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày này thì có rất nhiều người có thói quen đọc báo hay nghịch điện thoại trong khi đi vệ sinh. Thói quen này khiến bạn dễ bị táo bón và đè nặng hậu môn từ đó gây ra bệnh trĩ ngoại nhanh hơn.
Muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả mỗi ngày bạn hãy tập đại tiện vào một khung giờ nhất định và tránh các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Vùng hậu môn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, tất cả mọi người nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh. Nhớ rằng luôn giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm.
Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh trĩ ngoại mà bạn nên biết để tìm cách phòng tránh để điều trị sớm nhất có thể. Các thông tin của bài viết trên đây chỉ nhằm với mục đích tham khảo hy vọng có thể giúp bạn tìm được các phương pháp phù hợp nhất với bạn.
Nếu bạn cần tư vấn hãy đến các cơ sở y tế để gặp các chuyên gia và bác sĩ để họ tư vấn trực tiếp các thắc mắc cho bạn một cách dễ dàng hơn.