Theo Đông y, viêm tắc tĩnh mạch chi được gọi là chứng thoát hư. Bệnh thường xuất hiện ở tay, chân, tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là ở chân, có liên quan đến thần kinh và vận mạch. Vì vậy, phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi càng sớm sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm từ căn bệnh này gây ra.
Viêm tắc tĩnh mạch là một bệnh tắc nghẽn một hay nhiều đoạn tĩnh mạch nông (gần bề mặt của da) do cục máu đông cấu tạo bởi Fibrin và huyết cầu có màu đỏ hoặc nâu sẫm, có liên quan đến viêm tĩnh mạch. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị suy tĩnh mạch nhưng có thể xảy ra trong bất kỳ tình huống nào khi lưu lượng máu vận chuyển chậm như mang thai, nằm liệt giường… Bên cạnh đó người nghiện chích ma túy và người thường xuyên phải tiêm tĩnh mạch cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Theo thuật ngữ chuyên môn, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được gọi là huyết khối tĩnh mạch chi dưới, là một bệnh lý nguy hiểm khi tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch tại chi dưới, vị trí thường ở các tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân, vùng đùi, khoeo, tĩnh mạch chậu do sự hình thành cục máu đông gây lấp lòng mạch.
Các triệu chứng của căn bệnh này có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót, dẫn đến việc chẩn đoán, điều trị muộn. Vì vậy sẽ tạo điều kiện cho cục máu đông di chuyển về tim sau đó lên động mạch phổi và gây thuyên tắc phổi.
Bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ phát bệnh.
– Thời kỳ đầu: máu lưu thông kém, vệ khí dinh huyết không điều hòa, vùng xa như đầu ngón tay, chân có dấu hiệu lạnh, tê dại như kiến bò. Từ bàn chân đến cẳng chân đều đau, tê lạnh hoặc thậm chí là đau cách hồi.
– Thời kỳ tiếp theo: do mạch máu tắc nghẽn, khí trệ huyết ứ sẽ dẫn đến ngón chân, tay tím đỏ dần chuyển thành tím đen, đau, tê và rất nhức không thể chịu đựng được.
– Thời kỳ cuối: ngón tay, chân sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc thậm chí là chảy máu, mủ tùy thuốc vào độc tố mạnh hay yếu, nhiều hay ít mà làm các cơ bị tổn thương. Cuối cùng, gây tổn thương sâu đến phần cơ nhục, xương khớp hoại tử và dẫn đến rụng đốt xương.
Chẩn đoán bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, máu tăng trương lực cơ… xuất hiện tại chân là những dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh này. Tuy vậy, vì triệu chứng có thể mắt thường sẽ không thấy rõ ràng được nên cần đặc biệt chú ý đến những hoàn cảnh thuận lợi nhằm làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch chi dưới.
Các bạn cần phân biệt viêm tắc tĩnh mạch chi dưới với một số nguyên nhân khác cũng làm chân sưng to, đau như:
– Máu tụ trong cơ: xuất hiện phổ biến sau khi bị chấn thương.
– Sau khoeo chân bị vỡ kén hoạt dịch: người bệnh có tuổi hoặc bị thoái hóa khớp sẽ thấy dấu hiệu này thường xuyên hơn.
Hiện nay, việc chẩn đoán chính xác cục máu đông trong lòng tĩnh mạch khá đơn giản. Các bác sĩ sẽ sử dụng một máy siêu âm là có thể dễ dàng phát hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch tại chi dưới, làm tĩnh mạch ấn, không xẹp. Chẩn đoán sâu hơn ví dụ như tìm hiểu về nguyên nhân bẩm sinh là do rối loạn máu đông, hay do nguyên nhân khác như ung thư, bệnh mãn tính, chẩn đoán biến chứng thuyên tắc phổi… thường phải đòi hỏi được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa về tim mạch, có sẵn các thăm dò cận lâm sàng cần thiết để phục vụ công tác chẩn đoán.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng: ban đầu sẽ đau tức từ 1 – 2 chân, có cảm giác như chuột rút. Sau đó 2 chân sẽ trở nên nặng nề hơn khi nằm, đứng, ngồi lâu; tuy nhiên lại mất hoặc giảm đi khi người bệnh đi lại. Khi có viêm tắc tĩnh mạch đi kèm thì cơn đau sẽ trở nên nhiều hơn.
Triệu chứng toàn thân
Xuất hiện nhiễm trùng khi mắc bệnh đi kèm là các bệnh lý về tim mạch, hô hấp.
Triệu chứng thực thể: chi dưới nổi các búi tĩnh mạch, xuất huyết da theo đám, vết loét, khi sờ các tĩnh mạch cảm giác xơ cứng. Bên cạnh đó cũng cần khám các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… để xác định đúng tình hình căn bệnh.
Khi cục máu đông gây lấp lòng tĩnh mạch sẽ cản trở máu từ chi dưới trở về tim. Từ đó sẽ gây ra tình trạng ứ trệ trong lòng mạch, dịch bị thoát ra ngoài lòng mạch, giải phóng các yếu tố viêm. Bên chân bị tắc sẽ có hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau; đặc biệt, khi sờ vào có cảm giác rất căng, tăng trương lực cơ so với chân bên lành. Tuy vậy, giai đoạn đầu của bệnh sẽ khó phát hiện vì biểu hiện sưng đau đều khá kín đáo. Vì vậy, để chẩn đoán sớm huyết khối tĩnh mạch chi dưới cần chú ý phát hiện về dấu hiệu Homans (bệnh nhân chỉ đau khi hơi gấp mu bàn chân) hoặc các yếu tố, nguy cơ hay hoàn cảnh thuận lợi dẫn đến sự hình thành huyết khối tĩnh mạch.
Phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Một trong những cách phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới đối với những người có thể có nguy cơ cao bị viêm tắc tĩnh mạch như sau phẫu thuật vùng tiểu khung, chấn thương chỉnh hình… Hoặc người bệnh bị các bệnh lý nội khoa nặng nề buộc phải nằm bất động kéo dài… được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống đông dự phòng. Gia đình người bệnh được khuyên phải thường xuyên thay đổi tư thế, xoa bóp chân, việc đeo tất áp lực dự phòng huyết khối ở chân cho bệnh nhân là việc cần thiết.
Đối với phụ nữ có chỉ định điều trị hormone, sử dụng thuốc tránh thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và khám bệnh định kỳ. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai ở những tháng cuối, nên sử dụng mang tất áp lực, gác cao chân để tránh ứ trệ tuần hoàn. Sau khi sinh, đẻ nên dạy vận động sớm, xoa bóp chân tay, hạn chế nằm một chỗ.
Những người béo phì, có lối sống tĩnh tại được tư vấn giảm cân, tăng cường tập thể dục thể thao để cải thiện hoạt động bơm của cơ. Trong khi đi ô tô, máy bay đường dài nên uống nhiều nước co duỗi chân tay, đứng dậy đi lại sau mỗi 1 – 2 tiếng nếu có thể để tránh nguy cơ tắc tĩnh mạch. Bên cạnh đó sử dụng đeo tất áp lực cũng là một trong những phương pháp phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch.