Điều trị nhức tĩnh mạch tuy không tính là một điều quá xa lạ đối với mỗi chúng ta bởi lẽ căn bệnh này ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do một số thói quen sống hoặc công việc dày đặc của con người khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách điều trị nhức tĩnh mạch một cách đúng đắn và hợp lý.
Điều trị nhức tĩnh mạch bằng cách hoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng đúng hay sai?
Nhiều người bị bệnh thường sử dụng phương pháp điều trị nhức tĩnh mạch chính là thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.
Bệnh nhức tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng máu tĩnh mạch. Theo các phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra và có thể làm cho các van tĩnh mạch bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng.
Đồng thời nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân nhức tĩnh mạch cho rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Bởi vì nguyên nhân chính là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
Thế nên việc thoa dầu nóng hay ngâm chân bằng nước ấm sẽ không hề có tác dụng gì ở đây, nó còn làm tăng thêm cảm giác khó chịu cho bạn. Thay vì sử dụng dầu nóng, bạn hãy chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng và lặp lại việc này trong thời gian từ 10 – 15 phút sẽ giúp làm giảm cơn đau của bạn.
Bỏ thói quen đi bộ để điều trị nhức tĩnh mạch, đúng hay sai?
Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị nhức tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch.
Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì, giúp cho cơ thể hoạt động, tuần hoàn máu diễn ra tốt. Do đó, những người bị nhức tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.
Ở những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Thì người bệnh tìm những phương pháp thay thế khác như tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.
Người có triệu chứng nhức tĩnh mạch mà đi bộ làm đau chân, đi một đoạn phải đứng lại, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu xem đau có nguồn gốc từ bệnh lý khác không. Trên thực tế cho rằng tình trạng này có thể do nhiều bệnh khác như tắc động mạch, bệnh xương khớp, thần kinh hoặc tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính có nguồn gốc từ huyết khối tĩnh mạch cũ, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu… Việc điều trị nhức tĩnh mạch bằng phương pháp tập thể dục hay đi bộ vẫn luôn được chúng tôi khuyến khích.
Dùng thuốc không rõ nguồn gốc trong quá trình điều trị nhức tĩnh mạch
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa nhức tĩnh mạch. Bên cạnh một số thuốc có hiệu quả thực sự và đã được kiểm chứng qua các công đoạn, sản xuất bởi các công ty có uy tín với giá thành hợp lý. Tuy nhiên rằng cũng có nhiều loại được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với lời quảng cáo “có cánh” về hiệu quả và chất lượng nhưng khó kiểm chứng, giá thành lại cao.
Các chuyên gia cho biết, nhiều người bị đau nhức chân do suy tĩnh mạch nhưng không đi khám mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống. Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà. Chúng tôi cảnh báo rằng các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh và để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe. Và hơn nữa nó có thể gây ra các tác dụng phụ mà người sử dụng sẽ không thể lường trước được.
Không đi tái khám và theo dõi bệnh trong quá trình điều trị nhức tĩnh mạch
Nhức tĩnh mạch là một căn bệnh tính, không thể tự khỏi. Mục đích của việc điều trị nhức tĩnh mạch là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn do biến chứng.
Để điều trị nhức tĩnh mạch hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong thời điểm mắc bệnh ở giai đoạn sớm, chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và mang vớ ép chân là phương pháp tốt nhất và có hiệu quả được khuyên dùng. Đây cũng được xem là biện pháp an toàn và đảm bảo nhất cho những bệnh nhân trong giai đoạn này.
Thông thường sau thời gian điều trị một thời gian, khi bệnh nhân cảm thấy đã giảm hẳn những triệu chứng đau và mỏi. Sau khi phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Và qua một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch cũng như biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại. Thế nên bạn phải đi khám và tái khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có thể nhanh chóng điều trị dứt điểm nhức tĩnh mạch.
Với những thông tin trên đây mà chúng tôi mang đến cho mọi người, hy vọng chúng ta sẽ biết cách phòng tránh những phương pháp sai lầm này và có được những biện pháp điều trị nhức tĩnh mạch thật hiệu quả. Chúc mọi người luôn giữ cho mình một sức khỏe thật tốt để làm việc và học tập.