Tĩnh mạch bị suy giãn có thể bị vỡ khi áp lực thành mạch cao hoặc khi va chạm, cọ xát bề mặt da. Khi tĩnh mạch suy giãn bị vỡ gây chảy máu để ngăn chặn vỡ tĩnh mạch thì cần làm gì?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh tuy ít gây nguy hiểm về tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái không nhỏ làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, số người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng tăng lên trong đó đối tượng phụ nữ trẻ bị mắc nhiều nhất. Theo các chuyên gia, sự thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt cũng như thai kỳ là nguyên nhân góp phần gây ra suy giãn tĩnh mạch tăng máu ứ đọng ở chân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không những gây mất thẩm mỹ cho bàn chân mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có liệu pháp đúng cách. Vì vậy, ngay từ đầu cần phải chủ động ngăn chặn vỡ tĩnh mạch, phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh nguyên nhân từ bên trong thì còn có tác động từ bên ngoài như do yếu tố công việc phải ngồi hay đứng lâu trong một tư thế; Do nhu cầu làm đẹp đi giày cao gót nhiều; Ngồi vắt chéo chân lặp lại hàng ngày.
7 giai đoạn bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua từng giai đoạn, nhẹ nhất là hiện tượng đau, mỏi chân, nặng chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối. Nặng hơn là vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Đến giai đoạn cuối, bệnh gây viêm sưng, rất khó di chuyển, thậm chí đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, cắt cụt chi.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh suy tĩnh mạch thường có các dấu hiệu chưa rõ ràng nên đến chính bệnh nhân cũng không biết. Lúc này, người bệnh chỉ cảm giác nặng chân, đau chân nhưng đa số đều không nghĩ rằng bị suy tĩnh mạch mà thường chủ quan lầm tưởng các cảm giác đau chân, sưng phù to hơn bình thường là do ngồi hoặc đứng lâu. Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi vì các tĩnh mạch ở chi không thấy rõ, chưa giãn nhiều nên người bệnh dễ bỏ qua. Mặt khác, phần đa mọi người cho rằng suy giãn tĩnh mạch chỉ là căn bệnh do lão hóa, nguy cơ mắc bệnh sẽ hiếm xảy ra với độ tuổi từ 30 – 40 do đó thường ít chú ý đến hoặc không thăm khám khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh lí.
Việc xác định giai đoạn bệnh được chia theo nhiều yếu tố. Sau đây là 7 giai đoạn bệnh được phân loại theo các dấu hiệu lâm sàng mà bạn cần lưu ý:
– Giai đoạn 0: Đã xuất hiện bệnh nhưng lại không có những dấu hiệu rõ ràng để nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.
– Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở vùng đùi, dưới mắt cá trong, bắp chân…
– Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng ở giai đoạn này.
– Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng phù bàn chân, sưng to khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.
– Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo sừng hóa, phù chân, xơ bì. Các vết lõm xuất hiện khi ấn ngón tay vào bàn chân.
– Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.
– Giai đoạn 6: Các vết loét to, nhỏ xen kẽ nhau, sâu và bẩn. Da bị sạm màu và phù.
Nếu như phát hiện có những triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch hoặc lồng ngực mạch máu để được tầm soát suy giãn tĩnh mạch, tư vấn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần phải kiên trì điều trị xuyên suốt trên 6 tháng bao gồm từ uống thuốc ngăn chặn vỡ tĩnh mạch, mang vớ y khoa đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, vận động.
Hệ quả
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của căn bệnh có thể giúp chữa trị kịp thời, giảm những hậu quả nặng nề về sau. Bởi, trường hợp xấu không quan tâm khi còn dấu hiệu nhẹ để tĩnh mạch giãn ra sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu và tim. Điều này sẽ khiến cho máu ứ đọng ở lòng mạch, lâu ngày sẽ tạo nên cục máu đông, nếu không xử lí ngăn chặn vỡ tĩnh mạch kịp thì máu đông có thể theo dòng chảy đến tim và đến não gây ách tắc động mạch tim, não rất nguy hiểm.
Về mặt thẩm mỹ, khi chân bị suy giãn tĩnh mạch sẽ dẫn đến tình trạng vằn mạch máu to nhỏ hay những đường gân xanh ngoằn nghèo trên da. Đặc biệt, khi bệnh diễn biến đến giai đoạn phức tạp hơn khiến vùng da cẳng chân bị sần sùi, sậm màu mấy đi sắc tố ban đầu rất mất thẩm mỹ.
Trên thực tế suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính không thể tự chữa khỏi. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả và ngăn chặn vỡ tĩnh mạch không cho bệnh bị biến chứng nặng, người bệnh cần lưu ý ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như sưng đau, nặng chân vào cuối ngày hay đứng lâu; chuột rút ban đêm… Hãy chủ động đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn vỡ tĩnh mạch mỗi người cũng nên tự nâng cao nhận thức và chủ động phòng ngừa bệnh. Hãy tạo một môi trường làm việc khoa học và an toàn cho cơ thể, nếu công việc buộc phải ngồi hoặc đứng nhiều thì hãy tự cho phép cơ thể mình thư giãn 5-10 phút cứ sau 60 phút làm việc hoặc đơn giản chuyển tư thế ngồi. Việc thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí chính là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, ngăn chặn vỡ tĩnh mạch.